Annam
1894

Tranh “Phụ Nữ Uống Trà”
Bảo Tàng Quai Branly

“TRÀ ĐẠO VIỆT NAM” TỪ THẾ KỈ XVI

“Chuyên trà”

Cách uống trà hình thành từ triều Lê Trung Hưng và hoàn thiện vào triều Nguyễn. Người uống trà kén chọn ấm, chén, siêu, lò, phát triển hiểu biết về các loại trà đa dạng, chú trọng kỹ năng pha một chén trà ngon. Xem đó như một thực hành đạo đức giúp di dưỡng lối sống thanh nhàn.

Nó được gọi tên là “Chuyên trà”.

『雨中隨筆』
范廷琥, 1768-1839

【茗飲】
1790s

Sách Vũ Trung Tuỳ Bút
Của Phạm Đình Hổ, 1768 – 1839
“Mính Ẩm” – Việc Uống Trà

Mính Ẩm
1790s

Bộ Chuyên Trà

Những món đồ cơ bản dùng trong Chuyên Trà

『日用常談』

「滃茗羅專茶」

【專茶】
1798

TỰ ĐIỂN
“NHẬT DỤNG THƯỜNG ĐÀM”

ỔNG MÍNH:
LÀ CHUYÊN TRÀ 【專茶】

CHUYÊN TRÀ TỨ BẢO

Ấm nhỏ hơn Vị dầy hơn

Có 4 món “bảo bối” quan trọng nhất của bộ Chuyên Trà là: Ấm chuyên, Chén tống chén quân, Siêu và Lò. Ấm nhỏ, chén mỏng, nước sôi, nhiều trà, pha nhanh. Để được kết quà là chén trà có vị dầy, nhiều lớp, bám miệng và hậu vị lưu luyến.

TRANH VẼ
NGUYỄN VĂN SIÊU DẠY HỌC

Nguyễn Văn Siêu
1853

“ĐẠO CỦA CHUYÊN TRÀ”

Thanh nhàn

Người xưa yêu quý trà bởi nó đậm đà nhưng thanh nhã, gió sớm trăng chiều, pha trà thưởng thức, vun bồi hiểu biết trà nghệ, cuối cùng cũng để cảm nghiệm một trạng thái “thanh nhàn”, thông thái mà vô ưu, thanh sạch và nhàn nhã.

Tonkinoise
1894

MINH HOẠ SÁCH ANNAMITES ET EXTRÊME-OCCIDENTAUX

16 món đồ dùng trong Chuyên Trà

Bộ Chuyên Trà đầy đủ với 16 món đồ, giúp việc uống trà trở nên chỉnh chu và thuận tiện.

Ấm chuyên

Loại ấm đặc biệt dùng trong Chuyên Trà gọi là “ấm chuyên trà”. Thường là ấm đất không tráng men, thành mỏng, nắp khít, dung tích nhỏ từ 60ml đến 160ml.

Chén quân

3 chén sứ nhỏ uống trà (Đàng Ngoài 4 chén), sứ mỏng vỏ trứng, lòng trắng làm nổi màu nước.

Chén tống

1 chén lớn hơn gọi là tống, nước trong ấm chuyên được rót hết ra chén tống trước, rồi từ chén tống mới rót sang các chén quân cho đều.

Siêu cấp thiêu

Là loại ấm nấu nước tay chuôi đặc biệt, nấu nước chóng sôi, phổ biến với chất liệu đồng và đất nung. Có kích thước nhỏ từ 350ml đến 550ml, thành mỏng, đáy hơi lồi, bên trong có “kim hoả” (siêu đồng).

Lò than

Bếp lò nhỏ, chế tạo khéo léo vừa vặn với cấp siêu. Lòng bếp sâu vừa đủ để giữ lửa than. Rế bếp thưa và dày giúp lửa không quá bốc

Đĩa dầm

Đĩa lót ấm chuyên trà, hứng nước nhiễu trong các thao tác pha chế với ấm chuyên.

Đĩa bàn

Đĩa lót chén tống và chén quân, hứng nước nhiễu trong quá trình rót trà, tráng chén. Lòng đĩa phải phẳng để chén không nghiêng.

Khay trà

Khay để đựng chén tống, quân và các đĩa bàn, dễ bưng bê mời khách, cũng là phép cung kính từ trước.

Ống nhổ

Để đổ nước tràn nhiễu từ đĩa bàn và đĩa dầm khi pha trà, giữ khô ráo. cũng để đổ cặn trà trong chén tống quân khi uống.

Lọ trà

Trà được lưu trữ trong các lọ có nắp kín, chất liệu gốm, sứ, đồng, đặc biệt là thiếc. Cổ lọ nhỏ dễ nút chặt, tránh ẩm, không khí, ánh sáng và mùi lạ.

Đũa

Món phụ kiện hữu ích giúp lấy bã trà đang nở chật chội trong ấm chuyên nhỏ, khơi vòi ấm bị tắc (ấm xưa không có lưới lọc).

Ang nước

Để châm nước liên tục vào cấp thiêu đồng nhỏ, nước uống trà phải luôn sẵn sàng ngay cạnh bếp. Được đựng trong ấm rót hoặc ang múc gáo (đựng lượng nước nhiều hơn).

Lồng than

Dễ cháy, không khói, không mùi, cháy lâu, là những yêu cầu của than dùng trong Chuyên Trà. Đựng than, đũa đồng và quạt nhỏ cán dài là dụng cụ hữu ích để chăm than luôn cháy đều trong hoả lò.

Bình hoa

Những bình hoa nhỏ hơn nắm tay là món đồ thường thấy trong các bộ Chuyên Trà.

Vuông điều

Mỗi khi pha xong, ấm chén tống quân được tráng sạch, hong khô và xếp lại vào khay, phủ vuông vải đỏ để tránh bụi.

Chậu rửa tay

Trước khi uống trà, rửa tay sạch để tránh mùi lạ khi ngửi hương và uống trà.

Ảnh Xưa

Tonkin
1880s

HIỂU NGƯỜI XƯA

“bác cổ”

“Chúng tôi tin lịch sử xứng đáng là một người thầy, những kinh nghiệm cổ xưa ẩn chứa tri thức quý giá làm phần thưởng cho người tò mò cẩn trọng. Xem nhẹ hay hời hợt chỉ khiến ta kiêu ngạo, khoác lác, nhận vơ và hoang mang.”

Chuyên trà

Sài Gòn
2015